Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

CÁC MÔ HÌNH NẾN CƠ BẢN ( P3)

CÁC MÔ HÌNH NẾN CƠ BẢN ( P3)



                          http://facebook.com/LEOBANKING 
Điện Thoại Hổ Trợ: 090.234.89.39 Mr HUÂN.



MORNING STAR
PIERCING LINE PATTERN
SHOOTING STAR
TWEEZER TOPS AND BOTTOMS
WINDOWS (GAPS)

MORNING STAR - SAO MAI
Mẫu Morning Star là một mẫu đảo chiều giảm giá, nó thường xảy ra ở đáy của xu hướng giảm giá. Mẫu Morning Star gồm 3 nến:
Nến lớn: là nến giảm (ngày thứ 1)Nến nhỏ: là nến giảm hoặc nến tăng(ngày thứ 2)Nến lớn: là nến tăng (ngày thứ 3)
Zalo
- Phần đầu tiên của mẫu đảo chiều Morning Star là một nến giảm lớn màu đỏ. Ở ngày thứ 1 này sự giảm giá là hết sức rõ ràng (liên tục tạo ra những điểm thấp mới).
- Phần thứ 2 vẫn bắt đầu là 1 xu hướng giảm thể hiện bởi 1 khoảng trống giảm, sự giảm giá vẫn chiếm chủ đạo. Tuy nhiên, sự giảm giá này đã không đẩy đường giá xuống thấp hơn được nữa. Nến ngày thứ 2 phải là 1 nến có thân nến rất nhỏ và có thể là nến tăng hoặc giảm hay nến bình thường (Doji).
Nói chung 1 nến tăng ở ngày thứ 2 sẽ là 1 dấu hiệu mạnh của sự đảo chiều sắp xảy ra. Nhưng ngày thứ 3 mới đóng vai trò quan trọng hơn cả.
- Ngày thứ 3 bắt đầu bằng 1 khoảng trống tăng (dấu hiệu tăng giá). Sự tăng giá này có thể đẩy đường giá lên cao hơn nữa, thông thường nó phải lấp đầy sự giảm giá của ngày thứ 1.
Ví dụ biểu đồ Morning Star
Biểu đồ dưới đây cho thấy một ví dụ một Morning sao mô hình đảo chiều tăng giá xảy ra vào cuối của một xu hướng:
Zalo
Ngày thứ 1 của mẫu Morning Star ở ví dụ trên là 1 sự giảm giá mạnh (biểu hiện qua nến giảm lớn màu đỏ). Ngày thứ 2 vẫn tiếp tục quan điểm giảm giá của ngày thứ 1 bởi đã có 1 khoảng trống giảm. Tuy nhiên, ngày thứ 2 đã hình thành 1 Doji (biểu hiện sự do dự), sự giảm giá đã không tiếp tục giảm sâu hơn như ngày hôm trước nhưng chúng cũng chỉ có thể đưa giá đóng cửa xấp xỉ với giá mở cửa mà thôi.
Ngày thứ 3 bắt đầu 1 khoảng trống tăng (dấu hiệu tăng giá), sự tăng giá này đã kéo thêm những nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Hơn nữa ngày thứ 3 đã bẻ gãy xu hướng giảm giá được tồn tại trong vài tuần trước. Cả 2 dấu hiệu: xu hướng giá bị bẻ gãy và mẫu Morning Star xảy ra đã giúp cho nhà đầu tư ra quyết định mua và nắm giữ chứng khoán này một cách lâu hơn.
Điều cần nhớ rằng mẫu Morning Star là 1 mẫu 3 nến đảo chiều tăng giá rất chắc chắn.
Mô hình đảo ngược của Morning Star là Evening Star (xem: Evening Star ).
PIERCING PATTERN - MÔ HÌNH NẾN XUYÊN
Mẫu Piercing là một mẫu nến đảo chiều làm tăng giá. Mẫu gồm 2 nến cơ bản:
Nến giảm (ngày thứ 1) Nến tăng (ngày thứ 2)
Zalo
+ Mẫu Piercing xảy ra khi nến tăng của ngày thứ 2 có mức giá đóng cửa nằm trên mức 1 nửa (50%) thân nến giảm của ngày thứ 1.
+ Ngoài ra khoảng trống giảm của ngày thứ 2 không chỉ được lấp đầy mà cần phải có giá đóng cửa cao đáng kể; tương đương với sự mất mát của nến giảm ngày hôm trước (thân nến tăng của ngày thứ 2 tương đương với thân nến giảm của ngày thứ 1).
+ Sự loại bỏ khoảng trống giảm ở ngày thứ 2 đã là 1 dấu hiệu tăng giá và 1 phần của sự tăng giá này đã có thể đẩy giá lên tương đương với sự sụt giảm của ngày hôm trước. Sự tăng giá này đã thành công khi đẩy giá lên được ở mức cao, đây là điểm hấp dẫn sức cầu và đánh dấu mức suy giảm của lực cung thị trường.
Ví dụ biểu đồ Piercing Pattern
Biểu đồ dưới đây minh họa một ví dụ về các mẫu Piercing:
Zalo
Tín hiệu mua của mẫu nến Piercing
Nói chung chúng ta nên sử dụng những chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu mua của mẫu nến Piercing hay đường xu hướng giá bị bẻ gãy. Trong mẫu Piercing tồn tại ý nghĩa sự tăng giá đã không hoàn toàn đảo ngược tình trạng mất mát của ngày thứ 1, sự tăng giá đã tác động lên sự hy vọng trước khi tín hiệu mua lộ diện. Cần quan sát thêm khối lượng giao dịch, nếu nó lớn hơn mức thông thường là một dấu hiệu xác nhận sự tăng giá, còn nếu xảy ra ở ngày thứ 2 thì đây là tín hiệu khá mạnh cho sự tăng giá trở lại và những phiên giảm giá trước đó được xem như đã kết thúc.
Mô hình đảo chiều tăng giá Piercing Pattern là các Bullish Engulfing Pattern (xem: Bullish Engulfing Pattern ).
Mô hình giảm giá của Piercing Pattern là Dark Cloud Cover (xem: Dark Cloud Cover ).
SHOOTING STAR - SAO ĐỔI NGÔI
Mẫu nến Shooting Star có ý nghĩa là mẫu nến đảo chiều giảm giá, chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá..
Zalo
· Mẫu Shooting Star được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa có mức gần giống nhau. Ngoài ra nó còn có 1 bóng trên dài; thông thường được định nghĩa ít nhất là gấp 2 lần độ dài của thân nến.
· Khi giá thấp nhất và giá đóng cửa ở mức gần giống nhau thì mẫu nến Shooting Star được hình thành và chứa đựng dấu hiệu giảm giá, nó được xem như là 1 mẫu nến giảm giá mạnh bởi vì sự giảm giá đã loại bỏ được hoàn toàn xu hướng tăng giá mạnh trước đó, sự tăng giá này đã đẩy giá lên rất cao nhưng cuối cùng lực bán đã xuất hiện ở mức giá cao nhất trong ngày và đã đưa giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa.
· Mẫu nến Shooting Star được xem như là dấu hiệu giảm giá yếu khi giá mở cửa và thấp nhất xấp xỉ nhau. Sự tăng giá đã có thể chống lại sự giảm giá đôi chút nhưng cũng không thể đẩy mức giá đóng cửa xa hơn mức giá mở cửa.
· Bóng trên dài của mẫu Shooting Star ngụ ý rằng: thị trường đã thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm mức kháng cự hay chỗ mà lực cung được thiết lập. Khi thị trường tìm được vùng kháng cự là mức giá cao nhất trong ngày, lúc này sự giảm giá cũng đã bắt đầu đẩy đường giá đi xuống thấp hơn và cuối cùng dừng lại gần với mức giá mở cửa. Như vậy sự giảm giá đã loại bỏ phần lớn xu hướng tăng giá được hình thành trước đó.
Ví dụ biểu đồ Shooting Star
Biểu đồ dưới đây của Cisco Systems (CSCO) minh họa một mô hình sao đảo ngược chụp sau khi xu hướng tăng:
Zalo
Theo đồ thị trên, thị trường đã bắt đầu thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm nơi mà lực cung sẽ tham gia vào thị trường, cuối cùng đường giá cũng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức giá cao nhất trong ngày. Trên thực tế, đã có ngưỡng kháng cự rất mạnh xảy ra khi có sự bán tháo tích cực ở mức giá cao nhất trong ngày. Đường giá đã đóng cửa thấp hơn so với mức mở cửa; đây là 1 dấu hiệu giảm giá. Đối với những nhà đầu tư năng động thì mẫu nến Shooting Star được dùng để làm rõ thêm tín hiệu bán. Một thân nến đỏ (có sự khác biệt giữa giá đóng của và mở cửa) được xem như là 1 tín hiệu khá mạnh. Nếu như ngày kế tiếp lại là 1 nến giảm thì cảnh báo của mẫu Shooting Star phải được sử dụng bởi vì giá đóng cửa của mẫu Shooting Star (ví dụ trên) vẫn nằm trên đường hỗ trợ của xu hướng giá.
Mẫu Shooting Star là 1 mẫu nến hết sức hữu ích để các nhà đầu tư xác định ngưỡng hỗ trợ hoặc nơi mà lực cung được thiết lập. Sau một xu hướng tăng giá, mẫu nến Shooting Star xuất hiện có thể cảnh báo nhà đầu tư xu hướng tăng giá đó đã kết thúc hoặc có khả năng sẽ rút ngắn chu kỳ tăng giá đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng những chỉ báo thị trường khác kết hợp với mẫu nến Shooting Star để xác định tín hiệu bán. Ví dụ như chờ đợi ngày tiếp theo nếu vẫn là 1 ngày mất điểm hoặc những chỉ báo khác gây bất lợi cũng như đường xu hướng tăng giá bị bẻ gãy.
Đối với thương nhân tích cực, các mô hình sao chụp minh họa ở trên có thể được sử dụng như tín hiệu bán. Phần màu đỏ của ngọn nến (sự khác biệt giữa mở và đóng) là quá lớn với CSCO, nó có thể được coi là tương tự như một ngọn nến giảm giá xảy ra vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, cảnh cáo sẽ có được sử dụng bởi vì sự gần gũi của Shooting Star nghỉ ngơi ngay tại đường hỗ trợ xu hướng tăng cho các hệ thống Cisco.
Nói chung, nhà đầu tư nên chờ đợi thêm dấu hiệu của nến xác nhận trước khi ra quyết định chính thức.
Phiên bản lạc quan của Shooting Star là hình thành Inverted Hammer (xem:Hammer Inverted) xảy ra tại đáy. Một mô hình nến tương tự như trong cái nhìn và giải thích các mô hình Shooting Star là Doji bia mộ (xem: GRAVESTONE DOJI ).
TWEEZER TOPS AND BOTTOMS - ĐỈNH NHÍP VÀ ĐÁY NHÍP
Mẫu Tweezer Top là 1 mẫu nến đảo chiều giảm giá thường thấy ở đỉnh của một xu hướng tăng giá, và mẫu Tweezer Bottom là 1 mẫu nến đảo chiều tăng giá thường thấy ở đáy của 1 xu hướng giảm giá
Mẫu Tweezer Top bao gồm 2 nến :
Nến tăng (ngày thứ 1) Nến giảm (ngày thứ 2)
Mẫu Tweezer Bottom bao gồm 2 nến :
Nến giảm (ngày thứ 1) Nến tăng (ngày thứ 2)
Zalo
Thỉnh thoảng Tweezer Top và Tweezer Bottom cũng có dạng 3 nến
Mẫu giảm giá Tweezer Top xẩy ra trong xu hướng tăng giá. Khi sự tăng giá đẩy đường giá lên cao, thông thường giá đóng cửa nằm gần với vùng giá cao nhất trong ngày (đây là dấu hiệu tăng giá). Tuy nhiên ở ngày thứ 2, nhà đầu tư đã thay đổi ý kiến hoàn toàn trái ngược. Sau khi thị trường mở cửa (ngang bằng với giá đóng cửa ngày hôm trước) thì sự giảm giá xuất hiện đã đẩy giá xuống thẳng đứng và lấy đi những lợi nhuận do tăng giá của ngày hôm trước.
Ngược lại, mẫu tăng giá Tweezer Bottom xảy ra trong xu hướng giảm giá. Khi sự giảm giá tiếp tục đẩy đường giá xuống mức thấp hơn, thông thường mức giá đóng cửa ở gần với vùng giá thấp nhất trong ngày (dấu hiệu giảm giá). Tuy nhiên ngày thứ 2 thì trái ngược hoàn toàn bởi sự tăng giá đã xuất hiện sau khi mở cửa thị trường, nó đã lấp đầy những mất mát của ngày hôm trước gây ra.
Ví dụ biểu đồ Tweezer Bottom
Một đáy nhíp được thể hiện trong biểu đồ:
Zalo
Xu hướng giảm đẩy giá xuống mức thấp tại ngày 1, và sự đảo chiểu của ngày thứ 2 tại giá đóng cửa ngày 1 tạo thành đáy nhíp.
Tweezer Tops và Bottoms
Zalo
Zalo
Tweezer Tops và Bottoms là vô cùng hữu ích bởi vì nó trực quan cho thấy một đảo chiều từ mô xu hướng tăng đến xu hướng giảm hoặc ngược lại. Tất nhiên các chỉ số kỹ thuật khác nên được chú ý trước khi đưa ra tín hiệu mua hay bán dựa trên mô hình nhíp.
WINDOWS (GAPS) - KHOẢNG TRỐNG - KHOẢNG CÁCH TĂNG GIẢM
Khoảng trống (Gaps) được xem là 1 phần không thể thiếu trong kỹ thuật sử dụng đồ thị nến Nhật, đây là 1 kỹ thuật vô cùng quan trọng trong đồ thị nến. Để định nghĩa đơn giản 1 khoảng trống như sau: khoảng trống xuất hiện khi giá mở cửa không trùng với giá đóng cửa của ngày hôm trước, có nghĩa là không có giá trị và cũng không có khối lượng giao dịch trao tay giữa khoảng trống này.
Zalo
Một khoảng trống tăng giá (Gap Up) xảy ra khi giá mở cửa ngày thứ 2 lớn hơn giá đóng cửa của ngày thứ 1. Trái lại, 1 khoảng trống giảm giá (Gap Down) xảy ra khi giá mở cửa của ngày thứ 2 thấp hơn giá đóng cửa của ngày thứ 1.
Có rất nhiều diễn biến tâm lý ẩn đằng sau khoảng trống này, chúng có thể thường được sử dụng như sau:
Kháng cự (Resistance): Khi đường giá tạo ra 1 khoảng trống giảm giá thì khoảng trống đó đóng vai trò là đường kháng cự lâu dài và bền vững.
Hỗ trợ (Support): Khi đường giá tạo 1 khoảng trống tăng giá thì khoảng trống đó có thể đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ của đường giá trong tương lai lâu dài và bền vững.
Ví dụ minh hoạ khoảng trống tăng
Biểu đồ dưới đây cho thấy khoảng cách lên hoạt động như hỗ trợ cho giá.
Zalo
Thông thường sau 1 khoảng trống thì đường giá sẽ có khuynh hướng lấp đầy khoảng trống đó, đây là 1 hiện tượng rất thường xảy ra. Hãy tưởng tượng khoảng trống như là 1 lỗ thủng trên bức tranh đồ thị giá và chúng ta cần phải khoả lấp lỗ thủng đó. Thông thường sau khi đường giá lấp đầy khoảng trống thì nó có khuynh hướng tiếp tục tiếp tục di chuyển theo hướng đã tạo ra khoảng trống trước đó.
Như ví dụ minh hoạ trên, đường giá đã đảo chiều tăng giá trở lại (cùng chiều với hướng di chuyển đường giá tạo ra khoảng trống trước đó), sau khi khoảng trống được lấp đầy thì lúc này nó (khoảng trống) đóng vai trò như là mức hỗ trợ. Các nhà đầu tư và đầu cơ xem đây là vùng hầu như chắc chắn sẽ tăng lên.
Tương tự, ví dụ minh hoạ khoảng trống giảm
Zalo
Khoảng trống giảm đóng vai trò là vùng kháng cự và khoảng trống tăng đóng vai trò như là vùng hỗ trợ.
Khoảng trống là vùng rất quan trọng trong đồ thị giá, chúng có thể giúp nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật tốt hơn trong việc tìm kiếm những vùng hỗ trợ và kháng cự. Nó cho ta biết vùng hỗ trợ và kháng cự làm việc như thế nào, và chúng ta có thể sử dụng chúng để xây dựng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp. Khoảng trống là phần rất quan trọng trong mẫu đồ thị nến, nó là 1 dạng mẫu đồ thị đặc biệt cần được lưu ý.
Xem Thêm:    Phần 1.  /   Phần 2.

                          http://facebook.com/LEOBANKING 

Điện Thoại Hổ Trợ: 090.234.89.39 Mr HUÂN.

                       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét